Cách xử lý và bảo quản giày không bị mốc hiệu quả

Đôi giày của bạn bị nấm mốc do lâu ngày không sử dụng hay việc bảo quản không đúng cách. Bạn đang loay hoay để tìm ra phương pháp xử lý và cách bảo quản giày không bị mốc sao cho hiệu quả nhất. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn “gỡ rối” các vấn đề này một cách đơn giản và nhanh chóng.

Cách xử lý giày bị mốc

Dùng giấm ăn

Cách này được áp dụng đối với một số loại giày da, giày vải converse hay giày vans bị mốc. Giấm ăn có tính khử cao, giúp tẩy các vết nấm mốc và đánh bay những vết bẩn cứng đầu.

giày bị mốc
Giày bị mộc khi đi mưa hay lâu ngày không sử dụng

Cách thực hiện rất đơn giản.

Trước hết, bạn cần một chút giấm ăn, nước sạch và một tấm vải sạch, mềm mịn. Hòa giấm và nước, thấm ướt tấm vải và chà nhẹ lên những vết mốc. Thực hiện thao tác này nhiều lần, đến khi vết mốc mờ đi và biến mất dần.

Lưu ý, bạn nên giặt sạch giày và phơi khô trước khi tẩy mốc. Có như vậy việc vệ sinh mới thực sự đạt kết quả cao, giúp trả lại vẻ sáng bóng như mới cho đôi giày.

Xem thêm [Tips 9] cách làm sạch giày da nữ đơn giản hiệu quả

Sử dụng dũa móng tay

Đây là cách xử lý giày da lộn bị mốc đơn giản, nhanh chóng. Do đó, được rất nhiều người áp dụng. Chỉ với một vài thao tác, các vết mốc sẽ bị đánh bay.

  • Hơ nóng dũa móng tay
  • Chà dũa móng tay lên bề mặt của đôi giày da lộn, đặc biệt là ở các vị trí vết bẩn bám dính.
  • Thực hiện liên tiếp thao tác này và để trong vòng 3 – 5 phút để kiểm tra.

cách xử lý giày da lộn bị mốc

Cách xử lý này không quá cầu kỳ, tuy nhiên, bạn cần chú ý một số điểm như:

  • Không nên hơ dũa móng tay quá nóng
  • Trong quá trình tẩy mốc đế giày hoặc lớp da lộn trên bề mặt cần chà đều tay và nhẹ nhàng. Tránh gây trầy xước lớp da.

Làm sạch vết mốc trên giày bằng muối và oxy già

Hỗn hợp muối và oxy già được coi là sự kết hợp hoàn hảo, đem lại kết quả đáng kinh ngạc khi bạn sử dụng để tẩy các vết mốc trên giày. Cách xử lý này được áp dụng trên hầu hết các loại giày khác nhau.

Bạn trộn muối và oxy già với nhau, cho thêm một chút nước. Sử dụng bàn chải chuyên dụng để chải lên chỗ bị mốc. Chờ khoảng 20 phút, sau đó giặt sạch bằng nước và phơi khô. Lúc này, đôi giày của bạn đã lấy lại được vẻ sáng bóng như lúc đầu rồi đấy.

Tẩy mốc bằng cồn

Đối với các đôi giày vải bị mốc, cồn được coi là phương pháp hiệu quả, dễ thực hiện. Bạn chuẩn bị một miếng vải sạch, mềm mịn, sau đó thấm từ từ vào dung dịch. Chà nhẹ vào vết mốc. Thực hiện liên tục, đều tay đến khi các vết mốc bị đánh bay hoàn toàn.

Ngoài công dụng tẩy tốc, cồn còn giúp đôi giày của bạn trở nên trắng hơn và hoàn toàn không có mùi. Do đặc tính bay hơi nhanh trong môi trường tự nhiên của cồn.

tẩy mốc bằng cồn

Cách làm sạch giày bị mốc bằng bột giặt

Bột giặt là chất tẩy thông dụng, do đó, bạn dễ dàng sử dụng để tẩy mốc giày. Đầu tiên, cần giặt qua giày với nước, dùng bàn chải nhúng vào dung dịch bột giặt được pha sẵn với nước và chà lên chỗ mốc.

Với cách xử lý này, các vết mốc sẽ nhanh chóng biến mất. Đồng thời, những vết ố vàng hay bụi bẩn cũng được làm sạch.

Cách bảo quản giày không bị mốc

Bảo quản giày da không bị mốc

  • Chống ẩm phù hợp

Việc quan trọng đầu tiên để bảo quản giày da luôn như mới đó là cần giữ cho chúng ở độ ẩm phù hợp. Nhất là trong thời tiết nồm, ẩm ướt hay mùa mưa. Bạn có thể bỏ một túi bột vôi vào trong giày từ 6 – 8 tiếng sẽ giúp đôi giày khô ráo, đem lại cảm giác dễ chịu khi đi.

Khi di chuyển qua các khu vực mưa ướt, giày bị sũng nước, bạn cần lấy khăn lau khô. Xé miếng giấy hoặc báo nhỏ để cho vào giày. Chú ý thay thường xuyên này khoảng 3 lần/1 ngày để tránh tình trạng ướt dính.

  • Cất giữ trong túi nilong

Khi ít sử dụng, bạn có thể bảo quản trong những túi nilong để tránh nấm mốc. Trước khi cho vào loại túi này, cần vệ sinh sạch bụi bẩn, phơi khô và đánh bóng bằng xi chuyên dụng.

cách bảo quản giày không bị mốc
Cách bảo quản giày trong túi nilong không bị mốc

Bỏ giày vào túi nilong và hút chân không. Cách bảo quản này không chỉ có tác dụng ngăn chặn nấm mốc mà còn giữ cho đôi giày không bị biến dạng, nhăn nheo hoặc khô cứng…

  • Đánh xi thường xuyên

Biện pháp bảo quản này được cho là tốt nhất để giúp đôi giày không bị mốc, giữ được độ bền đẹp trong thời gian dài. Giày đi thường ngày, bạn nên đánh xi ít nhất 2 lần/tuần. Còn đối với các đôi giày ít sử dụng, cầm vệ sinh sạch sẽ và đánh xi trước khi bảo quản, cất giữ.

Để đơn giản và hiệu quả, thay vì sử dụng các bộ dụng cụ lỉnh kỉnh. Thì giờ đây bạn có thể dùng máy đánh giày tự động cho gia đình. Tham khảo rất nhiều modem máy đánh giày đang được Điện máy Đặng Gia phân phối.

máy đánh giày gia đình
Model máy đánh giày tự động Kumisai cho gia đình

Cách bảo quản giày vải không bị mốc

  • Vệ sinh giày sạch sẽ

Trước khi bảo quản những đôi giày vải bạn nên thực hiện việc vệ sinh sạch sẽ để duy trì độ mới của chúng.

Cần tháo dây giày để chà sạch được cả những vị trí khuất, khó thấy nhất. Sau đó, lấy bàn chải và các dung dịch làm sạch chuyên dụng đánh vết bẩn. Phơi khô giày ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

cách bảo quản trong tủ giày hoặc hộp đựng giày chuyên dụng
Cách bảo quản trong tủ giày hoặc hộp đựng giày chuyên dụng
  • Bảo quản giày vải trong tủ giày

Sau khi giặt sạch, phơi khô, bạn tiến hành sắp xếp ngăn nắp trong tủ giày hoặc các hộp đựng giày bằng nhựa. Đóng nắp tủ, nắp hộp để hạn chế thấp nhất các nguồn gây bụi bẩn bám dính. Bạn cũng có thể sử dụng túi chống ẩm cho vào tủ hoặc hộp đựng giày để đảm bảo luôn khô thoáng.

Trên đây là tổng hợp cách làm sạch giày những bị mốc và cách bảo quản giày không bị mốc mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng, thông tin chia sẻ sẽ có ích, giúp bạn xử lý và bảo quản đôi giày của mình một cách tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *