Bộ ly hợp là gì? cấu tạo và nguyên lý của ly hợp ô tô xe máy

Ly hợp là gì? Bộ ly hợp xe máy, ô tô là gì? Cấu tạo, nguyên lý, nhiệm vụ hay giá thành của chúng ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để được giải đáp một cách cụ thể nhé.

Ly hợp là gì?

Ly hợp được biết đến là bộ phận quan trọng của xe, nó còn được gọi là côn hay nồi.

Đối với xe máy, sử dụng loại ly hợp ma sát và thường được thiết kế ở giữa hộp số và động cơ. Nó có nhiệm vụ kết nối giữa trục khuỷu và hệ thống truyền lực. Giúp quá trình truyền lực được đảm bảo, nhanh chóng và dứt khoát.

ly hợp là gì
Là bộ phận quan trọng trong ô tô – xe máy

Trong ô tô, bộ ly hợp có nhiệm vụ truyền momen xoắn từ động cơ đến hệ thống phía sau. Đồng thời, tách nối giữa các bộ phận này, đảm bảo việc không bị quá tải khi truyền lực. Các chấn động trong quá trình làm việc cũng chính vì thế mà được giảm đáng kể, giúp bảo vệ chi tiết máy được ổn định và an toàn.

Thông thường, trong quá trình xe hoạt động, bộ ly hợp ô tô sẽ làm việc liên tục, tạo ra lực ma sát lớn ở phần bánh răng hộp số và bánh răng động cơ. Trong trường hợp đó thì người điều khiển sử dụng dung dịch dầu ly hợp ô tô.

Vậy dầu ly hợp ô tô là gì? Đây là loại dầu chuyên dụng, có độ đặc cao để đảm bảo cho kết cấu của ly hợp hạn chế bị hao mòn.

Có các loại ly hợp nào?

Ly hợp ma sát

Loại ly hợp này có kết cấu đơn giản và chế tạo dễ dàng, nên được sử dụng rộng rãi. So với ly hợp khác thì khối lượng ở phần bị động của ly hợp ma sát rất nhỏ. Bề mặt ma sát được làm từ chất liệu thép với gang hoặc thép với phê ra đô cao su, giúp tăng khả năng truyền lực.

Tuy nhiên, cũng chính từ việc tăng khả năng truyền lực mà bề mặt ma sát của ly hợp nhanh mòn, các chi tiết thuộc bộ phận này dễ bị nóng lên.

Ly hợp thủy lực

Loại này có đặc điểm là truyền momen nhờ vào nguồn năng lượng của dầu ly hợp. Do đó có khả năng làm việc bền bỉ. Tải trọng tác dụng lên hệ thống truyền lực cũng chính vì thế mà được giảm, giúp tăng tuổi thọ của các chi tiết máy.

Nhược điểm lớn nhất của ly hợp thủy lực là hiệu suất truyền tải bị ảnh hưởng bởi hiện tượng trơn trượt. Cấu tạo ly hợp thủy lực phức tạp, thời gian chế tạo cũng lâu, giá thành cao. Nên chủ yếu được dùng cho các loại ô tô có trọng tải lớn…

bộ ly hợp thủy lực
Có khả năng làm việc mạnh mẽ, bền bỉ

Ly hợp từ

Hoạt động dựa trên nguồn điện, có tác dụng kết nối, đóng hoặc ngắt quá trình truyền momen xoắn giữa trục động cơ và hệ thống truyền động.

Ly hợp từ có 3 bộ phận chính là: nam châm điện, rotor và phần ứng. Trong đó, nam châm điện được tạo nên bởi các cuộn coil. Rotor được gắn với trục động cơ, phần ứng kết nối trực tiếp với bộ truyền động. Và giữa hai bộ phận này luôn xuất hiện khoảng hở, rộng từ 0,56 – 1,45mm.

Ly hợp từ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thể thấy rõ nhất đó là: máy photo, máy in, hệ thống máy lạnh, băng chuyền…

Nguyên lý và cấu tạo của bộ ly hợp

Ly hợp xe máy

Xét về cấu tạo ly hợp xe máy côn tay hay các loại xe máy nói chung thì rất phức tạp. Nó bao gồm hai bộ phận chính là tải và tiếp động. Ly hợp đóng vai trò là bộ phận trung gian, nhằm điều khiển, truyền dẫn lực động cơ đến bánh xe dưới dạng lực ma sát.

Hoạt động của bộ ly hợp xe máy dựa trên nguyên lý ly tâm. Việc này được hiểu đó là khi động cơ mạnh thì lực ép lên tấm ma sát lớn, hao tổn lực ma sát ít, giúp cho xe chạy bốc hơn. Nếu không có sự kiểm tra thường xuyên thì rất dễ dẫn đến hỏng hóc. Ở những dòng xe khác nhau như Honda, Yamaha, Piagio… thì có cách chỉnh ly hợp xe máy cũng có những đặc điểm riêng.

cấu tạo bộ ly hợp
Cấu tạo của bộ ly hợp

Ly hợp ô tô

Cấu tạo bộ ly hợp ô tô có 3 thành phần chính là: phần chủ động, phần bị động và bộ phận điều khiển. Trong đó:

  • Phần chủ động bao gồm: đĩa ép, bánh đà, vỏ ly hợp và giá đỡ.
  • Phần bị động gồm: trục và đĩa ma sát.
  • Bộ phận điều khiển thì gồm: bàn đạp, thanh nối, lò ép, cần bẩy và khớp trượt.

Từng bộ phận, chi tiết nhỏ trong tổng thể cấu tạo bộ ly hợp ở ô tô sẽ đóng vai trò khác nhau, liên kết để giúp quá trình truyền lực diễn ra hiệu quả.

Nguyên lý hoạt động của ly hợp ô tô được thực hiện như sau:

Động cơ hoạt động, bánh đà sẽ quay, đĩa ép tác động khiến cho đĩa ma sát áp chặt lên phần bánh đà. Sau đó, các chi tiết máy sẽ móc nối, quay theo chuyển động của bánh đà. Khi muốn dừng hoặc tách ly hợp, người điều khiển đạp côn. Hành động này sẽ giúp cho khớp nối, đòn bẩy và bạc mở đẩy vào, kéo đĩa ép ra. Từ đó, bề mặt các chi tiết được hở ra.

Giá bán bộ ly hợp

Việc bảo dưỡng, sửa chữa ly hợp ô tô, xe máy sẽ giúp xe hoạt động hiệu quả. Nếu trong trường hợp xe có dấu hiệu như: bị trượt, độ “bốc” kém hơn, xe bị ì… thì nên thay bộ ly hợp mới. Điều này sẽ đảm bảo hoạt động di chuyển, điều khiển được thuận lợi hơn, tránh xảy ra những tai nạn không đáng có.

Tham khảo: Tại sao cần bảo dưỡng xe ô tô định kỳ?

Vậy khi thay mới thì giá của bộ ly hợp xe máy, ô tô là bao nhiêu? Đối với từng dòng xe thì mức giá của bộ ly hợp cũng sẽ có sự chênh lệch.

Giá bộ ly hợp xe máy:

  • Honda với các mẫu xe như: Wave Alpha, Dream… sẽ có giá từ 1,3 – 2 triệu đồng.
  • Yamaha như: Jupiter, Exciter… sẽ có mức giá từ 600.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng.

Giá bộ ly hợp ô tô:

Một số dòng xe được ưa chuộng và sử dụng nhiều như Grand i10 có giá từ 1,8 – 4 triệu đồng, Vios giá từ 3,5 – 7 triệu đồng, các dòng xe Innova có giá từ 3,5 – 9 triệu đồng…

Trên đây là những thông tin chia sẻ nhằm giúp bạn hiểu hơn về bộ ly hợp là gì? cũng như cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng. Hy vọng có thể đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan về thiết bị này, từ đó lựa chọn, thay thế loại ly hợp phù hợp cho chiếc xe của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *