Bình tĩnh là gì? 9 cách giữ bình tĩnh tốt nhất

Có lẽ bạn không hề cảm thấy xa lạ với cụm từ “bình tĩnh” đúng không? Học cách giữ bình tĩnh trước những vấn đề xảy ra trong cuộc sống là kỹ năng mềm quan trọng giúp bạn xử lý mọi việc hiệu quả hơn. Vậy bình tĩnh là gì? Làm thế nào để giữ bình tĩnh tốt nhất. Hãy tham khảo những cách giữ bình tĩnh trước mọi tình huống được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Bình tĩnh là gì?

Bình tĩnh là một trạng thái cảm xúc của con người được biểu hiện ra bên ngoài nhẹ nhàng và bình thường. Trước những sự việc không may xảy ra, việc bất ngờ xảy đến họ đều tỏ một thái độ bình thường như không có chuyện gì. Từ cách nói chuyện, hành động, biểu cảm đều giống như bình thường nên người khác không nhận ra họ đang trải qua biến có gì hay có việc không vừa ý ập đến với họ.

Bình tĩnh chính là cái nôi của sức mạnh làm nên thành công của mỗi người
Bình tĩnh chính là cái nôi của sức mạnh làm nên thành công của mỗi người

Những người bình tĩnh thường là người sống có lý trí, không hoảng hốt, nóng vội. Trước các tình huống bất ngờ họ sẽ phân tích tình huống đúng sai, làm chủ hành động của mình để không xảy ra các vấn đề không đáng mong muốn.

Bình tĩnh tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh có rất nhiều từ được sử dụng để nói về sự bình tĩnh của con người. Trong đó có các cụm từ như: Level – headed, calm, cold – blooded, self – possessed, collected, composed, cool, self – collected, coolly, imperturbable, self – possessed, steady, unruffled, cool – headed, unflappable. Do đó, tùy theo từng ngữ cảnh, hoàn cảnh nói khác nhau sẽ sử dụng những cụm từ mang nghĩa bình tĩnh đúng nhất, phù hợp nhất trong ngữ pháp tiếng Anh.

Bình tĩnh tiếng Trung là gì?

Trong tiếng Trung bình tĩnh là 平静 được phiên âm là píngjìng.

Tại sao phải giữ bình tĩnh trong cuộc sống?

Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những trường hợp xấu, những xung đột khiến con người mất bình tĩnh. Mất bình tĩnh thường xảy ra trong những cuộc tranh luận, cãi vã, nếu không giữ vững được tâm lý, người mất bình tĩnh sẽ luôn có những lời nói xúc phạm, nặng lời khiến mối quan hệ trở nên tệ hơn.

Đôi khi mất bình tĩnh còn là trường hợp khi đứng trước đám đông, rụt rè trước nhiều người thường run rẩy, ứng xử kém….Ngoài ra, còn có nguyên nhân nữa gây mất bình tĩnh đó là bản thân quá nóng vội, là người nóng tính, dễ dàng khiến bạn khó chịu, bực dọc.

Giữ bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh tránh được những sai lầm gây ra
Giữ bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh tránh được những sai lầm gây ra

Mất bình tĩnh là một trạng thái tinh thần trái ngược với bình tĩnh. Khi rơi vào trạng thái mất bình tĩnh con người sẽ suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn, có thể làm ra những hành động mang tính bộc phát nhất thời. Nhưng điều này sẽ để lại những ảnh hưởng xấu không mong muốn với người khác và khiến bạn hối hận khi bình tĩnh trở lại.

9 cách giữ bình tĩnh và cân bằng tốt nhất

Giữ bình tĩnh là bạn phải vượt qua những trở ngại về cảm xúc, tránh được những cơn nóng giận và có nhiều suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống. Đồng thời học cách giữ bình tĩnh là một kỹ năng mềm có thể mang lại thành công cho bạn trong tương lai. Dưới đây là 9 cách giữ bình tĩnh tốt nhất giúp bạn luôn vững vàng tâm lý, tham khảo nhé!

Xác định nguồn gốc gây mất bình tĩnh

Bạn có thể kiểm tra xem bản thân mình có phải là người dễ mất bình tĩnh không? Chẳng hạn như khi phải chờ đợi, ùn tắc giao thông, bị chỉ trích, hay quá tải công việc bạn có tỏ ra nóng nảy hay mất bình tĩnh chưa?

Nếu bạn luôn tỏ ra mất bình tĩnh trong khi người khác cũng như bạn vẫn đối mặt vượt qua nó. Điều đó có nghĩa là bạn chưa làm chủ được cảm xúc của mình, dẫn đến những hành vi không thể kiểm soát. 

Vì vậy, bạn cần phải nhìn nhận, theo dõi, phân biệt cảm xúc của mình từ những tín hiệu cơ thể, suy nghĩ. Khi làm được điều này sẽ giúp bạn quyết định hành vi, cân nhắc chúng và không mắc phải những sai lầm đáng tiếc. 

Tạm dừng và hít thở sâu

Đây là phương pháp giữ bình tĩnh phổ biến nhất được các chuyên gia sức khỏe đưa ra giúp bạn kiểm soát cơn giận. Khi rơi vào trạng thái mất bình tĩnh, bạn hãy nhắm mắt lại hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh. Việc làm này có tác dụng làm giảm lượng adrenaline được tiết ra từ tuyến thượng thận khi chúng ta nóng nảy, tức giận. 

Luyện tập hít thở sâu để lấy lại được sự bình tĩnh
Luyện tập hít thở sâu để lấy lại được sự bình tĩnh

Đồng thời hãy thả lỏng cơ thể, cố gắng để nó về trạng thái bình thường, thư giãn hoặc massage nhẹ những vùng đang căng thẳng. Hãy làm việc này thường xuyên, bất cứ nơi đâu, bạn sẽ thấy khả năng giữ được bình tĩnh của mình được cải thiện đáng kể.

Đừng đòi hỏi quá nhiều

Cuộc sống không thể hoàn toàn diễn ra theo ý bạn, hành vi của người khác bạn không thể kiểm soát được nên đừng bắt họ làm theo ý mình. Khi bạn bắt người khác phải làm theo ý mình bạn sẽ phải mang thêm một gánh nặng hơn. Cuộc sống, có lúc này lúc khác vì vậy bạn tốt nhất hãy bỏ đi, đơn giản mọi chuyện và suy nghĩ của bạn sẽ chuyển dần từ giận dữ sang những điều khiến bạn dễ chịu hơn.

Loại bỏ suy nghĩ tiêu cực

Để giữ bình tĩnh không phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt khi bạn đang trong trạng thái cảm xúc tức giận. Do đó, bạn nên học các thay đổi hướng suy nghĩ khác để làm dịu cảm xúc của mình. 

Một vấn đề xảy ra luôn tồn tại 2 mặt của nó là yếu tố tích cực và tiêu cực, điều quan trọng là bạn phải nhìn ra được nó. Hầu như ai cũng bị tổn thương và tức giận khi ai đó chỉ trích mình. Nếu bạn đang muốn giữ bình tĩnh thì hãy bỏ ngoài tai những lời châm chọc đó. Thay vì trả đũa, bốc đồng, cãi nhau, dùng những ngôn từ chỉ trích. Bạn hãy tập trung suy nghĩ về những điều tích cực hơn nhé. 

Tập thể dục

Tạo thói quen thể dục giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, giải phóng những cơn giận giữ ra ngoài. Quá trình vận động sẽ giúp cơ thể của bạn giảm tập chung vào vấn đề đang làm xáo trộn cảm xúc của bạn, đồng thời cải thiện tâm trạng theo hướng tích cực hơn. 

Tập Yoga là một trong những cách rèn luyện bình tĩnh hiệu quả
Tập Yoga là một trong những cách rèn luyện bình tĩnh hiệu quả

Lắng nghe bản nhạc yêu thích

Nhiều người cho rằng âm nhạc là cách để bạn giải tỏa căng thẳng, buồn bã và cũng là cách để giữ bình tĩnh tốt nhất. Theo một nghiên cứu, âm nhạc có hiệu quả trong đối với phản ứng tâm lý của con người khi đối diện với tình trạng căng thẳng. Cơ thể khi đó sẽ sản xuất ít hormone gây căng thẳng hơn, hệ thần kinh có thể phục hồi nhanh hơn sau khi trải qua cảm xúc tiêu cực.

Ghi chép những sai lầm của bản thân

Ghi chép lại những sai lầm của bản thân là cách được áp dụng và đạt được kết quả tốt với nhiều người. Sau mỗi sự việc xảy ra bạn nên ghi lại những lỗi của bản thân, tìm nguyên nhân khiến cho mọi việc trở nên tồi tệ như vậy. Sau đó, tìm cách khắc phục những lỗi lầm đó, khi khắc phục được hãy note lại bằng bút đỏ để đánh dấu những việc bạn đã làm được.

Nếu áp dụng cách này thường xuyên, bạn tạo cho mình một lối sống tích cực hơn.

Rèn luyện tính kiên nhẫn mỗi ngày

Rèn luyện tính kiên nhẫn theo các cách khác nhau bạn sẽ thấy khả năng giữ bình tĩnh của bạn tăng lên rất nhiều. Đó là:

Rèn luyện sự kiên nhẫn giúp bạn nhìn nhận mọi vấn đề bình tĩnh hơn
Rèn luyện sự kiên nhẫn giúp bạn nhìn nhận mọi vấn đề bình tĩnh hơn

Xem thêm:

  • Học cách kiên nhẫn nhìn nhận lại vấn đề từ mọi phía, suy nghĩ cho mình và cũng nên đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để cảm nhận.
  • Đi câu cá giúp bạn cải thiện, rèn luyện tính kiên nhẫn rất tốt. 
  • Mỉm cười nhiều hơn
  • Ghi chép lại những việc đã làm và chưa làm được, sau khi đọc lại bạn sẽ cảm thấy rất thú vị với những việc mình đã trải qua. 

Trong cuộc sống mọi việc đều bắt nguồn từ chính cảm xúc của bạn, nếu bạn biết cách quản lý cảm xúc tốt chắc chắn bạn sẽ là người thành công. Qua những chia sẻ về bình tĩnh là gì và 9 cách giữ bình tĩnh tốt nhất. Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có thêm nhiều kiến thức, tự rèn luyện cho mình cách để giữ bình tĩnh hiệu quả và tránh việc mất bình tĩnh của bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *