Bazo là gì? Tính chất hóa học của bazơ

Bazơ là gì? Bazơ có tính chất như thế nào? Bazo có ứng dụng gì trong cuộc sống của chúng ta? Bazo mạnh nhất thế giới là bazơ nào?. Trong bài viết này tiemruaxe sẽ tổng hợp những thông tin chi tiết về chất hóa học này cùng tham khảo nhé.

Bazơ là gì?

Bazơ là hợp chất hóa học có các phân tử gồm một nguyên tử kim loại liên kết với 1 hoặc nhiều nhóm hidroxit (OH). Trong đó, hóa trị của kim loại bằng với số nhóm hidroxit mà nó liên kết.

Bazơ là gì? Định nghĩa về chất hóa học bazo
Bazơ là gì? Định nghĩa về chất hóa học bazo

Xem thêm:

Công thức của Bazơ là gì?

Công thức hóa học của Bazơ tổng quát sau đây:

Trong đó: – M: là kí hiệu của một kim loại nào đó.

– n : là số hóa trị của kim loại

Ví dụ:

  • Bazơ Natri Hidroxit có công thức hóa học (CTHH) là NaOH
  • Bazơ Nhôm Hidroxit có CTHH là:
  • Amoniac có CTHH là:
  • Đồng (II) hidroxit có CTHH là

Tính chất hóa học của Bazơ

Bazơ có nhiều tính chất hóa học đặc trưng khi tác dụng với các chất khác nhau. Dưới đây là tính chất của bazơ thường gặp:

1. Đổi màu giấy quỳ tím thành xanh

Để nhìn được tính chất hóa học này của bazơ bạn có thể làm thí nghiệm sau:

  • Lấy một giọt dung dịch nhỏ lên giấy quỳ tím.
  • Quan sát hiện tượng ta thấy giấy quỳ tím chuyển dần sang màu xanh

Dựa vào tính chất này giấy quỳ tím được sử dụng để nhận biết các dung dịch bazơ. Ngoài ra, bazơ còn làm phenolphtalein không màu đổi sang màu hồng đỏ, methyl thành màu vàng.

Bazơ test với giấy quỳ tím đổi màu sang xanh
Bazơ test với giấy quỳ tím đổi màu sang xanh

2. Oxit axit tác dụng với bazo tạo thành muối

Bazo có tác dụng với oxit axit sau chuỗi phản ứng hóa học tạo ra muối và nước.

Phương trình phản ứng (PTPU) như sau:

2NaOH + +

3 + ↓ + 3

3. Bazơ tác dụng với axit tạo ra muối và nước

Tính chất hóa học của bazơ khi tác dụng với axit tạo ra muối và nước. Ta có phương trình phản ứng thông qua ví dụ sau:

KOH + HCl → KCl +

+ 2 +

4. Bazo tác dụng với muối tạo muối mới, bazơ mới

Bazơ tác dụng với muối hạt sẽ tạo thành muối bột mới và một loại bazơ mới. Phương trình phản ứng hóa học điển hình cho tính chất này:

2KOH + +

5. Bazơ nhiệt phân hủy

Các bazơ không tan khi bị nhiệt độ tác động sẽ phân hủy thành oxit và nước. Theo PTPU như sau:

→ CuO +

2 + 3

Các tính chất vật lý của Bazơ

Bazơ mang những tính chất vật lý:

  • Bazơ đậm đặc, nồng độ cao, mạnh có tính ăn mòn hữu cơ và phản ứng mạnh với các hợp chất của axit.
  • Bazơ có tính chất nhờn, nhớt, có mùi đặc trưng.
  • Có vị đắng

Phân loại bazơ như thế nào?

Bazơ được phân thành các loại khác nhau dựa theo cách phân loại như sau:

  • Dựa trên những tính chất và phản ứng đặc thù của bazơ người ta phân thành 2 loại: Bazơ mạnh (NaOH, KOH…) và Bazơ yếu (, …)
  • Dựa vào tính hòa tan của bazơ phân thành: bazơ tan trong nước hay còn gọi là bazơ kiềm (NaOH, KOH, , LiOH, RbOH…) và bazơ không tan ( , , , …)

Phương pháp điều chế Bazơ

Dựa vào tính chất hóa học của bazơ ta có thể thực hiện các phương pháp điều chế đơn giản trong phòng thí nghiệm như sau:

4 Phương pháp điều chế bazơ đơn giản trong phòng thí nghiệm
4 Phương pháp điều chế bazơ đơn giản trong phòng thí nghiệm
  • Kim loại + nước → Bazơ +
  • Điện phân dung dịch ( ) muối (bột) Clorua, bromua tạo thành Bazơ
  • Muối + Bazơ → muối mới + Bazơ mới
  • Oxit Bazơ + nước → Bazơ

Ứng dụng của chất hóa học Bazơ trong đời sống

Bazơ được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống và trong các ngành nghề của con người.

  • Trong giáo dục: sử dụng trong các phòng thí nghiệm các trường học với mục đích học tập, nghiên cứu.
  • Dùng trong ngành công nghiệp hóa chất: Bazơ được sử dụng để sản xuất các sản phẩm có chứa gốc Sodium như nước tẩy trắng Javel, chất khử trùng sử dụng trong y tế.
  • Ứng dụng trong ngành công nghiệp dệt – nhuộm: Có nhiều loại bazơ được sử dụng để phân hủy và làm chất phân hủy tạo ra sáp và pectins. Đây là chất được sử dụng để xử lý khi vải đang ở trong giai đoạn thô. Giúp giúp sau khi dệt xong có độ bóng và hấp thụ màu sắc tốt nhất, hiệu quả nhất.
  • Ứng dụng là nguyên liệu để xử lý gỗ, tre, nứa…phục vụ trong quá trình sản xuất giấy để tẩy trắng với Soda và Sulphate.
  • Bazơ còn được sử dụng để pha chế các dung dịch tẩy rửa chai lọ,pha chế dung dịch kiềm, sản xuất xà phòng…
ứng dụng chất hóa học của bazo
ứng dụng chất hóa học của bazo

Các Bazơ quan trọng phổ biến hiện nay

Một số các loại Bazơ quan trọng, phổ biến thường gặp trong cuộc sống phải kể đến:

Bazo mạnh

  • Liti hiđroxit LiOH
  • Natri hiđroxit NaOH
  • Kali hiđroxit KOH
  • Rubiđi hydroxit RbOH
  • Xesi hydroxit CsOH
  • Canxi hydroxit
  • Stronti hydroxit
  • Bari hydroxit
  • Tetrametylamoni hydroxit
  • Guanidine

Bazơ siêu mạnh khác

  • Ortho-diethynylbenzene dianion
  • Meta-diethynylbenzene dianion
  • Liti monoxide anion (LiO−)
  • Butyl lithium (n-Li)
  • Liti diisopropylamide (LDA)
  • Liti diethylamide (LDEA)
  • Natri amide ()
  • Natri hydride (NaH)
  • Liti bis (trimethylsilyl amide)
  • Amoniac () và các amin khác.
  • Các hiđroxit kim loại như hidroxit natri (NaOH) hay hiđroxit kali (KOH).
  • Pyridin và các bazơ dùng trong vòng thơm khác.
  • Nhiều oxit kim loại nhiệt phân hủy tạo ra hiđroxit bazơ với nước (anhiđrit)

Trong đó có 2 loại Bazơ quan trọng nhất đó là: NaOH và

Bazơ NaOH – Natri hydroxit

NaOH có tên gọi là hyđroxit Natri, Natri hydroxit hay còn được gọi là Xút, xút ăn da. Đây là một trong những hợp chất vô cơ của Natri với những tính chất đặc trưng nhất của bazơ. NaOH rất dễ hòa tan trong nước, cồn hay glycerin nhưng không hòa tan trong ether hay các dung môi khác.

NaOH được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày:

– Sử dụng làm hóa chất xử lý nước trong bể bơi giúp trung hòa cặn trong đường ống nước.

– Dùng trong ngành công nghiệp hóa chất tẩy rửa để sản xuất ra nước tẩy giặt trong đó nổi bật là sản phẩm nước tẩy Javel, nước rửa bát…

– Xử lý, làm trắng giấy đối với các nguyên liệu gỗ, tre, nứa…

– Dùng trong ngành công nghiệp dầu khí để điều chỉnh độ pH trong khoan loại bỏ sunfat khi tinh chế dầu mỏ.

– NaOH sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm loại bỏ axit béo để tinh chế dầu thực vật, động vật.

Hiện nay 4 loại NaOH đang được sử dụng nhiều nhất:

  • Xút ít vảy NaOH 99% Trung Quốc
  • Xút phân tử NaOH 99% Đài Loan
  • Xút vảy NaOH 99% Ấn Độ
  • Dung dịch NaOH 20% – 50%
2 bazo quan trọng được ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống
2 bazo quan trọng được ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống

Bazơ – Canxi hydroxit

có tên gọi là canxi hidroxit, vôi tôi hoặc là vôi. Canxi hidroxit ở dạng tinh thể không màu hoặc là bột màu trắng. Do mang tính chất đặc thù của bazơ nên vôi tôi là một chất bazơ quan trọng được ứng dụng:

  • Xử lý nước: kết tủa các chất bẩn trong nước, nước thải, khử đất phèn chua, trung hòa lại độ pH cho đất…
  • Dùng trong ngành công nghiệp hóa chất để loại bỏ , trong nước biển từ đó sản xuất muối ăn và nước muối sử dụng trong y tế.
  • Trong ngành công nghiệp lọc dầu loại bỏ các tạp chất trong dầu
  • Sản xuất sơn, hỗn hợp khô được sử dụng trong trang trí..
  • Dùng làm hỗn hợp trộn vữa trong ngành xây dựng bởi độ kết dính tốt dẻo.
  • Ứng dụng trong y tế sử dụng để sản xuất một số loại thuốc rụng lông, tóc..

Các dạng bài tập hóa học về Bazơ

Dạng 1: Bài tập áp dụng các tính chất hóa học của bazo

Cho 4 lọ không có nhãn, trên mỗi lọ đựng một dung dịch không màu có các chất sau: NaCl, , NaOH, Na2SO4. Sử dụng chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trong lọ:

a. quỳ tím

b. dung dịch BaCl2

c. dung dịch HCl

d. dung dịch KOH

Lời giải:

Trên mỗi lọ ta đánh số thứ tự tương ứng với các ống nghiệm theo đầu bài:

Trong 4 đáp án đã cho ta sử dụng quỳ tím cho vào mỗi mẫu thử để xác định chất khi quỳ tím đổi màu

  • Quỳ tím đổi màu khi cho giấy quỳ và kiểm tra: NaOH và ta xếp vào nhóm 1
  • Quỳ tím cho vào dung dịch nhưng không bị đổi màu là 2 lọ đựng : NaCl, Na2SO4 xếp vào nhóm 2.

Để nhận biết các chất trong mỗi nhóm ta làm như sau:

Trong nhóm 1:

  • Lấy một lọ bất kỳ và cho lần lượt vào nhóm 2.
  • Nếu có hiện tượng kết tủa xảy ra thì chất đó là và chất còn lại là NaOH của nhóm 1 còn chất ở nhóm 2 là Na2SO4 chất còn lại nhóm 2 là NaCl

Ta có phương trình hóa học (PTHH) như sau:

Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaOH

Dạng 2: Tác dụng dung dịch bazo với kim loại

Cho n gam nhôm vào dung dịch NAOH 1M ta được 13,44 lít khí (phản ứng hóa học xảy ra trong điều kiện tiêu chuẩn). Vậy thể tích NaOH cần dùng là bao nhiêu?

Lời giải:

nH2(đktc) = = = 0,6 (mol)

Ta có PTHH sau:

2Al + 2NaOH + 2 → 2NaAl + 3

(mol) 0,2 ← 0,6

Theo PTHH trên ta có: nNaOH = nH2 = × 0,6 = 0,4 (mol)

→ VNaOH = nNaOH : C­a = 0,4 : 1 = 0,4 (lít) = 400 (ml)

Dạng 3: Bài tập về phản ứng nhiệt phân của bazơ không tan

Nhiệt phân hoàn toàn y gam Fe(OH)3 đạt đến khối lượng không đổi ta thu được 24g chất rắn.Tính giá trị bằng số của y là bao nhiêu?

Lời giải:

Ta có:

= = = 0,15 (mol)

Ta có PTHH: 2 + 3

Tỉ lệ 2 1

?mol 0,15 mol

Suy ra: = 2 = 0,3 mol

Vậy: = . = 0,3. (56+ 3 + 16.3) = 32,1 gam

Trên đây là những chia sẻ về Bazơ là gì? những tính chất đặc trưng của Bazơ cũng như ứng dụng thực tiễn của chất hóa học này trong đời sống. Ngoài ra là một số bài tập về các dạng bài học trong kiến thức hóa học lớp 9 giúp bạn có thể ôn luyện lại kiến thức rõ ràng hơn. Hy vọng với những chia sẻ này đã giúp bạn hiểu rõ hơn, trang bị cho mình nhiều kiến thức hóa học bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *