Bảng đơn vị đo độ dài? Mẹo học thuộc NHANH-GỌN

Đơn vị đo độ dài, thời gian, khối lượng là những kiến thức toán học nằm trong cấp Tiểu học. Dựa vào bảng đơn vị đo độ dài và khối lượng đầy đủ và chính xác giúp các bé lớp tiểu họa có thể đổi những đơn vị đo khác nhau dễ dàng hơn. Để giúp các bạn nhỏ có thể nắm vững kiến thức hơn tiemruaxe.com có đưa ra một bài viết thống kê giúp hệ thống lại đơn vị đo cùng tham khảo nhé.

Đơn vị đo độ dài là gì?

Như chúng ta đã biết độ dài chính là khoảng cách của 2 điểm tính từ điểm này sang điểm kia. Ví dụ đơn giản như độ dài của chiếc bút chì là khoảng cách từ đầu bút cho đến điểm cuối bút chì.

Tìm hiểu về đơn vị đo độ dài trong chương trình toán tiểu học
Tìm hiểu về đơn vị đo độ dài trong chương trình toán tiểu học

Vậy đơn vị là gì? Đơn vị là đại lượng sử dụng để đo, tính toán trong các lĩnh vực nhiều nhất là toán học, hóa, lý…

Do đó, đơn vị đo độ dài chính là đại lượng được sử dụng để đo khoảng cách của 2 điểm bất kỳ để có thể làm mốc và so sánh về độ dài ngắn khác nhau.

Bảng đơn vị đo độ dài là gì?

Bảng đơn vị đo độ dài chính là phần tổng hợp các đơn vị độ dài cần phải ghi nhớ để có thể áp dụng và tính toán đổi ra các đơn vị khác nhanh nhất. Trong bảng đơn vị đo độ dài là các đơn vị đo cơ bản, phổ thông đang được sử dụng hiện nay.

Phần bảng quy đổi đơn vị đo độ dài thường thấy trong bảng đơn vị đo độ dài toán lớp 2, lớp 3, lớp 4 trong sách giáo khoa. Mỗi một lớp sẽ được bổ sung thêm các đơn vị đo phù hợp với kiến thức toán của từng cấp lớp khác nhau. Đối với bảng đơn vị đo độ dài lớp 5 là bảng tổng hợp và nâng cao nhất. Vì khi đó, kiến thức học từ lớp 2 đến lớp 5 đã được luyện tập và ghi nhớ trong cách chuyển đổi đơn vị.

Bảng đơn vị đo độ dài toán lớp 3,4
Bảng đơn vị đo độ dài toán lớp 3,4

Xem thêm:
Quy đổi 1 hecta bằng bao nhiêu m2, mẫu, m vuông
Arduino là gì?

Nhắc lại kiến thức về đơn vị đo độ dài của toán tiểu học:

Để tiện tra cứu dưới đây là thống kê về nội dung kiến thức đơn vị đo và bảng đơn vị đo qua các lớp của khối tiểu học để học sinh, phụ huynh tiện tra cứu:

– Toán lớp 2 đơn vị đo độ dài: đơn vị đo độ dài lớp 2 sẽ được làm quen đơn vị đo độ dài là xen-ti-mét (cm), đề-xi-mét (dm) và cách đổi 2 đơn vị này trong phạm vi số 100.

– Bảng đơn vị đo độ dài lớp 3: là bảng đổi đơn vị đo độ dài lớp 3 đầy đủ gồm 7 đơn vị đó là: km, hm, dam, m, dm, cm, mm, và cách đổi các đơn vị

– Bảng đơn vị đo độ dài lớp 4: Kiến thức toán lớp 4 sẽ được làm quen với việc đổi đơn vị đo độ dài lớp 4  về đơn vị đo diện tích gồm 2 đơn vị phổ thông: ki-lô-mét vuông (km2) và mét vuông (m2)

– Bảng đơn vị đo độ dài lớp 5: Toán lớp 5 trong bảng đơn vị đo độ dài diện tích được học thêm 5 đơn vị:  hm2, dam2, dm2, cm2, mm2.

Cách đọc và nhớ kí hiệu những đơn vị đo độ dài

Trong phần này sẽ giới thiệu về các đơn vị đo độ dài được sắp xếp từ lớn đến bé:

– Ki-lô-mét kí hiệu là Km: đơn vị đo độ dài lớn nhất trong bảng đơn vị đo

– Héc-tô-mét kí hiệu là hm: đơn vị đo đứng liền sau Km.

– Đề-ca-mét kí hiệu là dam: đơn vị đo đứng liền sau hm.

– Mét kí hiệu m: đơn vị đo đứng liền sau dam.

– Đề-xi-mét kí hiệu là dm: đơn vị đo đứng liền sau m.

– Xen-ti-mét kí hiệu là cm: đơn vị đo đứng liền sau dm.

– Mi-li-mét kí hiệu là mm: là đơn vị đo độ dài nhỏ nhất trong bảng đơn vị đo học ở Tiểu học.

Thứ tự các đơn vị độ dài từ lớn đến bé
Thứ tự các đơn vị độ dài từ lớn đến bé

Như vậy theo thứ tự sắp xếp các đơn vị đo từ lớn đến bé ta có thứ tự được kí hiệu như sau: km > hm > dam > m > dm > cm > mm

Mẹo học thuộc bảng đơn vị đo độ dài nhanh – gọn

Đơn vị đo độ dài rất dễ bị nhầm lẫn khi tiến hành quy đổi đơn vị đo độ dài này sang đơn vị đo khác. Có một số mẹo học, đổi và cách đọc đơn vị đo độ dài đơn giản, dễ hiểu nhanh nhất ở dưới đây:

-Mẹo học nhanh 1:

Áp dụng nhạc vào để đọc các đơn vị đo độ dài trong bảng. Bởi giai điệu sẽ giúp các bé ghi nhớ nhanh hơn, thuộc nhanh hơn gấp nhiều lần so việc học vẹt đọc đi đọc lại nhưng mãi không thuộc. Đưa giai điệu âm nhạc vào để học thuộc đơn vị đo độ dài còn giúp tăng sự tập trung, kích thích trí não ghi nhớ dễ hơn, nhanh gấp 20 lần bình thường so với cách học thông thường.

-Mẹo học nhanh 2:

Chơi trò chơi tìm và khoanh đáp án đúng. Phụ huynh có thể viết 3 – 4 cặp đơn vị đo độ dài không theo thứ tự. Sau đó cho con ghép nối theo theo kí hiệu và cách đọc. Đối với phần quy đổi có thể viết câu hỏi đúng hoặc sai để con có thể phân biệt và tìm ra chỗ sai rồi sửa lại những câu sai cho đúng.

Mẹo học thuộc nhanh nhất bảng đơn vị đo độ dài nhanh gọn
Mẹo học thuộc nhanh nhất bảng đơn vị đo độ dài nhanh gọn

Trò chơi này, sẽ giúp con giảm cảm giác căng thẳng, có hứng thú hơn với việc học, lại tăng khả năng ghi nhớ rất nhanh. Con sẽ có cảm giác mình đang được chơi mà không bị ép buộc cố nhớ đọc đi đọc lại vô thức mà mãi không thuộc.

-Mẹo học nhanh 3:

Ứng dụng kiến thức và sử dụng trong thực tế bằng cách hỏi các con về độ dài của các vật dụng trong gia đình và hướng các con thử chuyển đổi độ dài đó sang đơn vị đo học trên lớp. Mẹo này sẽ giúp tăng sự hứng thú hơn giúp con liên hệ với thực tế. Đây cũng là mẹo được nhiều gia đình đang áp dụng thành công.

Một số vấn đề hay gặp khi đổi đơn vị đo độ dài

Khi tiến hành đổi đơn vị đo độ dài từ đơn vị này sang đơn vị khác các con thường hay mắc phải một số vấn đề:

– Không nắm vững được ký hiệu viết tắt của các đơn vị đo.

– Không tìm được độ dài số đo ở trên thước đo.

– Không liên hệ hay nắm bắt được mối quan hệ giữa các đơn vị đo với nhau.

– Khi tiến hành đổi đơn vị đo chiều dài hoặc áp dụng vào các bài toán dạng có lời văn thường bị đổi sai hoặc gặp nhiều lúng túng.

Do đó để có thể nắm vững, thuộc các quy đổi, các ký hiệu đơn vị đo độ dài. Cũng như vận dụng kiến thức này khi làm bài tập, sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Cần phải thường xuyên thực hành, luyện tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.

Cách đổi đơn vị đo độ dài chuẩn, chính xác nhất

Muốn thực hiện chuyển đổi đơn vị đo độ dài học sinh cần phải hiểu và nắm được bản chất của phép đổi đơn vị đo độ dài là gì. Khi đã nắm được bản chất thì khi quy đổi chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải. Tương ứng với mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm một chữ số 0 tùy phép tính.

Cụ thể phép tính quy đổi như sau:

– Nhân số cần đổi với 10 khi đổi đơn vị đo độ dài từ lớn sang bé hơn ngay liền  kề với số đó.

Ví dụ: Đổi 1 m = 10 dm = 100cm = 1000mm

– Đổi các đơn vị đo độ dài nhỏ hơn sang lớn hơn liền kề nhau thì chia số đó cho 10.

Ví dụ: 500 cm = 50 dm = 5m

Cách tính đổi đơn vị đo chuẩn, chính xác, dễ nhớ
Cách tính đổi đơn vị đo chuẩn, chính xác, dễ nhớ

Như vậy, mỗi đơn vị đo liền kề nhau sẽ hơn kém nhau 10 lần, 2 đơn vị đo liên tiếp sẽ hơn kém nhau 100 lần, 3 đơn vị đo độ dài liền kề hơn kém nhau 1000 lần…

Một số đơn vị đo độ dài khác

Ngoài những đơn vị đo độ dài đã học cấp tiểu học thì trên thực tế còn có các đơn vị đo khác được sử dụng trong những trường hợp khác nhau.

Đơn vị đo diện tích đất Hecta

Hecta được ký hiệu là Ha thường được sử dụng để đo diện tích đất những khu vực rộng lớn như đất nông nghiệp, đất xây dựng, ngành trắc địa…

Đổi 1 hecta bằng bao nhiêu km, m?

  • 1 ha = 1 hm2
  • 1 ha = 0,01 km2
  • 1 ha = 10.000 m²

Đơn vị đo độ dài yard

Đây là đơn vị đo độ dài được sử dụng ở nước Anh. Đơn vị đo Yard được viết tắt là yd.

Quy đổi 1 yard bằng bao nhiêu inch, feet?

  • 1 yard = 36 inch.
  • 1 yard = 3 feet
  • 1 yard = 0.000568181818 dặm anh
  • 1 yard = 0.000493736501 sải

Vậy đổi theo quy chuẩn 1 yard bằng bao nhiêu km, m, cm, mm?

  • 1 yard = 914,4×10−6 km.
  • 1 yard = 0,914 m.
  • 1 yard = 9,14 dm.
  • 1 yard = 91,4 cm
  • 1 yard = 914,4 mm.
Các đơn vị đo độ dài khác được sử dụng nhiều quốc gia
Các đơn vị đo độ dài khác được sử dụng nhiều quốc gia

Đơn vị đo độ dài dặm Anh

Dặm Anh hay dặm là tên gọi đơn vị đo ở Việt Nam. Đơn vị đo dặm anh có tên gọi quốc tế là mile. Đơn vị đo này được sử dụng phổ biến ở các nước Mỹ, Anh, và nhiều quốc gia khác. Đơn vị của mile là mi.

Cách đổi 1 dặm sang đơn vị feet, inch, yard?

  • 1 dặm = 5.280 feet( ft)
  • 1 dặm = 1.760 yd ( yard).
  • 1 dặm = 63,360 inch.
  • 1 dặm = 170,1078×10−15 năm ánh sáng.
  • 1 dặm = 10,7578×10−9 AU( đơn vị thiên văn học)

Đổi 1 dặm sang đơn vị đo km, m, dm, cm, mm?

  • 1 dặm = 1.609 km.
  • 1 dặm = 1609.344 m
  • 1 dặm = 160.9344 dm
  • 1 dặm = 160934.4 cm
  • 1 dặm = 1,6093×106 mm

Đơn vị đo độ dài Hải lý – đo khoảng cách trên biển

Hải lý là đơn vị đo độ dài được sử dụng để đo khoảng cách trên biển được các phương tiện tàu, bè, thuyền…đi trên biển sử dụng. Mục đích để xác định vị trí từ địa điểm này tới địa điểm khác trên biển. Ngoài ra đơn vị hải lý này cũng được gọi một tên khác là dặm biển.

Đơn vị đo độ dài hải lý được lý hiệu là M, NM, hoặc nmi.

Cách đổi 1 đơn vị hải lý sang dặm, feet, yard?

  • 1 hải lý = 1,15078 mi ( dặm Anh)
  • 1 hải lý = 6.076,11549 ft.
  • 1 hải lý = 2.025,37183 yd.
  • 1 hải lý = 72,91339×103 in.

Đổi 1 hải lý sang đơn vị km, m, mm?

  • 1 hải lý = 1,852 km.
  • 1 hải lý = 1.852 m
  • 1 hải lý bằng 914.4 mm

Ngoài ra trong hệ đo lường cổ của Việt Nam hiện nay vẫn dùng hệ thống đo lường truyền thống còn có các đơn vị đo khác như: mẫu. dặm. phân, thước, li. tấc. Tại mỗi vùng miền khác nhau khi tính diện tích lúa, rừng, vườn tược sẽ dùng những đơn vị truyền thống để ước lượng.

Quy đổi đơn vị đo truyền thống như sau:

1 sào = 100 mẫu

1 sào = 10 công

1 mẫu = 10 công

1 công = 1 sào

1 mẫu = 3600m2

1 công = 360 m2

Thước ~ 1/3 mét

Tấc = 1/10 thước

Li = 1/10 phân

Trên đây là toàn bộ những thông tin về đơn vị đo độ dài được sử dụng trong chương trình tiểu học. Bên cạnh đó là những đơn vị đo độ dài khác đang được sử dụng song song tại Việt Nam và các nước trên thế giới giúp các bạn học sinh có thể hiểu thêm nhiều kiến thức khác nhau. Hy vọng qua bài viết này các bạn học sinh cũng như phụ huynh có thể sử dụng các phương pháp học hiệu quả với các mẹo hay học đơn vị đo độ dài nhanh dễ nhớ này. Chúc bố mẹ và các bé có giờ học vui vẻ, hứng thú.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *